NGÀNH
BẤT ĐỘNG SẢN KHU CÔNG NGHIỆP
• Dòng vốn FDI quay lại đà tăng trưởng trong Q3.2023. Lũy kế
9T.2023, vốn FDI đăng ký đạt 20.2 tỷ USD (+7.8% yoy), vốn FDI thực hiện đã bắt
đầu tăng so với cùng kỳ, đạt 15.9 tỷ USD (+3.1% yoy);
• Nguồn cung thiếu hụt khiến cho tỷ lệ lấp đầy KCN tại miền Nam và
miền Bắc lần lượt tăng lên mức 90% (tăng +3 điểm % qoq) và 82% (tăng 2 điểm %
qoq) và giá cho thuê đất KCN tăng lên lần lượt 187 USD/m2/kỳ hạn thuê (+8% qoq)
và 127 USD/m2/kỳ hạn thuê (+3% qoq) đối với khu vực miền Nam và miền Bắc;
• Xu hướng dịch chuyển các KCN ra các tỉnh/thành vệ tinh Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tiếp diễn;
• Triển vọng Q4.2023-2024:
(1) Nhu cầu thuê đất KCN dự báo tiếp tục tích cực nhờ Việt Nam đã ký kết
nhiều văn kiện về hợp tác kinh tế, thương mại và nâng cấp mối quan hệ với các nền
kinh tế hàng đầu thế giới,
(2) Dư địa để thành lập KCN mới đến năm 2025 vẫn còn khá lớn,
(3) Các dự án hạ tầng giao thông được đẩy nhanh xây dựng sẽ giải quyết
nút thắt cổ chai “logistic” hỗ trợ trực tiếp cho ngành BĐS KCN
• Thách thức:
(1) Nguồn cung mới hạn chế khiến cho giá thuê KCN tiếp tục tăng cao,
(2) Việc áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hướng đến thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
(3) Mức độ cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gia tăng giữa các quốc gia
trong khu vực.
• BSC đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN cho ngành Bất động sản
khu công nghiệp trong Q4.2023 và 2024
NGÀNH CẢNG BIỂN
Trong Quý 3.2023, sản lượng Container toàn ngành ước tính đạt
6,232 triệu TEUs (+0.2% QoQ, +1.5% YoY ).
Nhìn chung sản lượng container toàn ngành trong Q3/2023 chưa cải
thiện nhiều so với cùng kỳ do kinh tế toàn cầu ảm đạm, tổng cầu tiêu dùng chưa
hồi phục. Tuy nhiên, sản lượng container đang có sự phân hóa rõ nét ở một số
khu vực chính như sau:
• Tại Khu vực Hải Phòng: Cảng Nam Đình Vũ tiếp tục ghi nhận
mức tăng trưởng cao thứ 2 liên tiếp +272%YoY nhờ vào sản lượng dịch chuyển từ cảng
Nam Hải Đình Vũ sang. Phần lớn các cảng còn lại tại khu vực Sông Cấm đều ghi nhận
mức giảm từ 3-60% YoY. So với Quý 2.2023, gần như tất cả các cảng đều tăng trưởng
dương với mức 3-90% QoQ do (1) mức nền thấp của Q2 (2) Trung Quốc
thoát khỏi tình trạng giảm phát, nhu cầu tiêu dùng bắt đầu hồi phục trở lại.
• Tại Khu vực Cái Mép Thị Vải: Hầu hết các cảng đều ghi
nhận tăng trung bình 11%YoY nhờ nhu cầu tiêu dùng tại EU, Mỹ hồi phục. Tương tự
khu vực Hải Phòng, so với Q2.2023, các cảng CMTV đều tang trưởng trung bình
+22%QoQ. Trong đó, GML dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nhờ (1) vị trí tốt, nhận sự
hỗ trợ từ CMA CGM, (2) nhận thêm 2 tuyến dịch vụ mới trong Q3.2023.
Sang 2H.2023, BSC kỳ vọng sản lượng cảng tiếp tục phục hồi nhờ
(1) nhu cầu đơn hàng tại các quốc gia lớn như Mỹ, EU quay trở lại nhờ các dịp lễ
cuối năm (Chi tiết tại ngành Dệt May). (2) Trung Quốc thoát khỏi tình trạng giảm
phát, cầu tiêu dùng tăng trở lại.
Kết thúc Q3.2023,
giá cước vận tải dầu vẫn neo ở mức cao do (1) đứt gãy chuỗi
cung ứng dầu tại Châu Âu, (2) nguồn cung tàu dầu ở mức thấp. Tuy nhiên trong
2H.2023, nhóm vận tải dầu có thể sẽ không ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng
kỳ do mức nền cao của giá tàu trong 2H.2022.
• Trong năm 2023, BSC giữ quan điểm KHẢ
QUAN đối với nhóm Vận tải dầu (PVT) do giá cước vẫn neo cao do hạn chế về
nguồn cung tàu.
(1) Nguồn cung tàu chưa thể cải thiện trong ngắn hạn.
Theo Clarksons, trong năm 2023, tổng nguồn cung tàu dầu thô toàn cầu được dự
báo chỉ tăng trưởng khoảng 2% yoy do sự phục hồi chậm của lượng đơn hàng đóng
tàu mới. Trong khi đó, trung bình để đóng được hoàn thiện một tàu chở nhiên liệu
cần tối thiểu 2 năm, do vậy, phải ít nhất đến 2025 nguồn cung tàu chở dầu mới
có thể được cải thiện.
(2) Quãng đường vận chuyển dài: Do xu hướng dịch chuyển
xuất khẩu của dầu Nga nhằm ứng phó với các biện pháp trừng phạt của EU, Nga có
xu hướng xuất khẩu dầu sang các khách hàng Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ,… khiến
các chuyến đi dài hơn, xa hơn từ đó làm tăng giá cước.
(3) Xung đột địa chính trị: Chi phí vận chuyển dầu đã tăng hơn +50%MoM kể
từ khi chiến sự tại HamasIsrael nổ ra bởi các yếu tố lo ngại về cắt giảm sản lượng.
BSC cho rằng giá cước sẽ duy trì xu hướng tăng khi mà rủi ro chiến tranh có thể
lan sang các nước lân cận – nơi có nguồn cung dầu lớn của thế giới như Saudi
Arabia, Iran…
Cổ phiếu đề xuất PVT giá mục tiêu 31.700
NGÀNH
HÓA CHẤT
Giá một số hóa chất phục hồi
trong Q3/2023 do được thúc đẩy bởi: (1) nhu cầu cải thiện và (2) giá
năng lượng tăng.
BSC duy trì quan điểm TRUNG LẬP đối với ngành Hóa chất
trong năm 2023 do mức nền so sánh cao và KHẢ QUAN trong 2024 do kỳ vọng giá các loại hóa chất sẽ tiếp tục phục hồi trong cuối
năm 2023 và 2024
BSC kỳ vọng
giá các loại hóa chất sẽ tiếp tục phục hồi trong cuối năm 2023 và 2024 nhờ:
(1) Giá các loại hóa chất đã giảm
sâu, dư địa giảm giá không còn nhiều và các nhà sản xuất có xu hướng giữ giá và
(2) Nguồn cung chặt hơn do các vấn
đề về năng lượng và; Chúng tôi cho rằng nguồn cung hóa chất đang trở nên khó
khăn hơn do các vấn đề liên quan đến năng lượng (thiếu điện, giá than tăng,
thiếu khí, …) có xu hướng trở nên rõ rệt hơn trong nửa cuối năm 2023 đặc biệt
là tại Trung Quốc. Việc nguồn cung chặt hơn cùng với giá hóa chất đã giảm sâu về
mức thấp là động lực chính thúc đẩy sự phục hồi giá các sản phẩm hóa chất.
BSC duy trì
quan điểm TRUNG LẬP đối với ngành Hóa chất trong năm 2023 và KHẢ QUAN trong 2024
Dù kỳ vọng phục
hồi tuy nhiên BSC cho rằng cho rằng chưa có động lực rõ ràng để các loại hóa chất
vượt vùng giá đỉnh của năm 2022, vì vậy 2023 các doanh nghiệp hóa chất sẽ tăng
trưởng âm trước khi phục hồi rõ ràng hơn trong 2024.
DGC là doanh
nghiệp hóa chất hàng đầu Việt Nam sở hữu lượng tiền mặt lớn với bảng cân đối kế
toán lành mạnh cùng tiềm năng tăng trưởng trong tương lai đến từ:
(1) mở rộng công suất mảng phốt
pho vàng nhờ M&A các nhà máy khác và
(2) vận hành dự án Nghi Sơn – Đức
Giang.
NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Đối với
triển vọng Q4.2023 và 2024, BSC duy trì quan điểm Khả Quan đối với các doanh
nghiệp CNTT trên sàn khi chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất khấu, gia công
phần mềm nhờ:
Nh. Nhu cầu CNTT duy trì cao ở Nhật Bản, APAC và cho tín hiệu hồi phục
tại Mỹ, cụ thể:
• Nhu cầu đầu tư chuyển đổi số
duy trì cao ở Nhật Bản và APAC nhờ (1) các doanh nghiệp Nhật Bản tập trung chuyển đổi số trong
2023 – 2024 nhằm tiết kiệm chi phí nhân công, giảm phát thải Cacbon và bắt kịp
các nước trong khu vực Châu Á và G7 (2) nhu cầu chuyển đổi dữ liệu lớn từ vật
lý lên cloud tại APAC khi các ứng dụng điện toán đám mây kỳ vọng tăng trưởng
trung bình 30% CAGR trong giai đoạn từ nay đến 2026.
• Nhu cầu CNTT tại thị trường Mỹ có xu hướng hồi phục thể hiện qua (1) chỉ
số chi tiêu cho CNTT T8 = 14.6 tăng 11.7 điểm so với T7, ngoài ra, trong T8 giá
trị đơn hàng ký mới của FPT = 2,407 tỷ đồng (+42% yoy) (2) làn sóng sa
thải nhân sự CNTT kết thúc tại Mỹ, tổng số nhân viên CNTT bị sa thải T8 = 7,462
người (-30% mom, -42% yoy).
(ii)
Xu hướng đầu tư Giao thông thông minh (ITS) tại các cao tốc tạo động
lực tăng trưởng cho nhóm ITS (ELC, ITD) trong giai đoạn từ nay đến 2025. Trong giai đoạn 2022 – 2025,
chính phủ đặt mục tiêu lắp đặt hệ thống ITS trên 100% các tuyển cao tốc do vậy
nhóm ITS sẽ được hưởng lợi trực tiếp nhờ (1) quy mô dự án ITS cao tốc
thường có giá trị từ 200 – 300 tỷ đồng/gói, nội đô 100 – 200 tỷ đồng/gói (2)
số lượng nhà thầu ITS hạn chế ở Việt Nam (chỉ có 3 nhà thầu có kinh nghiệm
thực thi – ELC, ITD, Trí Nam).
(iii) Xu hướng phát triển mạng 4G,
5G trong 2024. BSC kỳ vọng sau khi thực hiện đóng mạng 2G cùng với xu hướng tiến
đến thành phố thông minh, cũng như nhu cầu gia tăng của các nền tảng trực tuyến,
điện toán đám mây sẽ có ảnh hưởng tích cực lên hoạt động của các nhóm doanh
nghiệp Quản lý bán buôn (CTR), Trung tâm dữ liệu và Cloud (FPT, CMG),…
BSC tiếp tục duy trì quan điểm
KHẢ QUAN đối với cổ phiếu ngành CNTT – Viễn Thông nhờ (i) nhu cầu
chi tiêu cho công nghệ duy trì mức cao ở Nhật Bản, APAC và hồi phục tại thị trường
Mỹ (ii) Xu hướng đầu tư ITS tại các cao tốc tạo động lực tăng trưởng cho
nhóm ITS (ELC, ITD) trong giai đoạn từ nay đến 2025 (iii) xu hướng phát
triển mạng 4G, 5G sẽ có tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh của nhóm Quản
lý bán buôn (CTR), trung tâm dữ liệu, cloud (FPT, CMG).
NGÀNH DẦU KHÍ
• Giá dầu có xu hướng
phục hồi trở lại và dao động quanh mức 90 USD/thùng, do xu hướng thắt chặt nguồn
cung cùng căng thẳng leo thang giữa các quốc gia.
• Xu hướng thắt chặt
nguồn cung vẫn đang tiếp diễn có thể là động lực khiến giá dầu duy trì ở mức
cao trong thời gian tới.
• Chuỗi dự án Lô B
– Ô Môn sẽ sớm được triển khai trong thời gian tới.
• Kho cảng LNG Thị
Vải thử nghiệm thành công sẽ mở ra xu hướng đầu tư LNG trong trung và dài hạn
Giá dầu (Brent) phục hồi trở lại và duy trì ở mức cao trong
Q3/2023. Kể
từ tháng 7, giá dầu đã chứng kiến một xu hướng tăng khá mạnh, và có những thời
điểm đã áp sát mốc 100 USD/thùng. Bên cạnh đó, giá khí cũng tăng gần 30% trong
quý 3, và đang giao dịch quanh mức 3.4 USD/mmbtu. Nguyên nhân khiến giá dầu và
giá khí phục hồi đến từ (1) nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt bởi nhóm OPEC+ dự
kiến sẽ còn duy trì tới hết năm 2023; và (2) Xung đột địa-chính trị giữa một số
quốc gia có xu hướng leo thang, làm tăng thêm lo ngại về việc sản lượng sản xuất
dầu thô sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Trong bối cảnh căng thẳng leo
thang, cũng như tình hình địa chính trị vẫn còn vô cùng phức tạp, nhiều khả
năng chính sách thắt chặt nguồn cung các quốc gia sản xuất dầu thô lớn sẽ tiếp
tục được duy trì. Do đó, BSC giữ vững quan điểm giá dầu sẽ tiếp tục duy trì ở
mức cao, và dao động quanh mức 90 USD/thùng trong giai đoạn cuối năm 2023.
Chuỗi dự án Lô B – Ô Môn sẽ sớm được triển khai trong thời gian tới. Gần đây, PVN đã thống nhất
các điều khoản nhằm triển khai thoả thuận chung với MOECO & PTTEP, để đảm bảo
chuỗi dự án Lô B đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch (dự kiến hoàn thành quý 4
năm 2026), mà không cần đợi phê duyệt Quyết định đầu tư cuối cùng (FID). Theo
đó, trong thời gian tới PVN sẽ chỉ định trúng thầu hạn chế (LLOA) cho hợp đồng
EPCI đợt 1, với tổng giá trị đầu tư là 1.0 tỷ USD, dự kiến bắt đầu giải ngân từ
năm 2024. Trong đó, PVS dự kiến sẽ được thực hiện gần 60% tổng khối lượng công
việc, tương ứng 600 triệu USD. Vì vậy, BSC kỳ vọng chuỗi dự án được triển
khai sẽ sớm giúp các doanh nghiệp dầu khí được hưởng lợi, đặc biệt là nhóm thượng
nguồn dầu khí, thông qua các hợp đồng EPC và các chiến dịch khoan thăm dò
Hình: Các giai đoạn của dự án Lô B – Ô Môn (dự kiến)
Kho cảng LNG Thị Vải thử nghiệm thành công sẽ mở ra xu hướng đầu tư LNG trong trung và dài hạn. Trong tháng 7/2023, kho cảng LNG Thị Vải đã chạy thử thành công và đón chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam, với sản lượng 70.000 tấn LNG. Theo định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ LNG sẽ được ưu tiên phát triển, nhằm hướng tới đủ năng lực nhập khẩu khí LNG khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và 15 tỷ m3 vào năm 2045. Bên cạnh đó, trong văn bản đã được phê duyệt chính thức, Quy hoạch điện VIII xác định đến năm 2030 sẽ xây mới 13 nhà máy điện khí LNG, có tổng công suất 22.400MW. Tính đến thời điểm hiện tại, trong số 13 dự án điện LNG được chấp thuận chủ trương đầu tư, đã có 5 dự án đang triển khai. Vì vậy, BSC cho rằng đây sẽ là tiền đề để các dự án LNG được đẩy mạnh đầu tư trong những năm tới, từ đó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trung nguồn dầu khí như GAS, CNG hay PVT.
Xem chi tiết báo cáo ở file đính kèm
Nguồn CTCK BSC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét