Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2023

Chờ đợi tín hiệu phục hồi

Lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu chứng kiến sự phục hồi tích cực hơn trong tháng 10.









Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2022 (mức tăng trưởng theo năm cao nhất kể từ tháng 11/2022). Điều này phản ánh xu hướng phục hồi rõ rệt hơn của lĩnh vực công nghiệp trong bối cảnh đơn đặt hàng mới đã bắt đầu tăng trở lại nhờ triển vọng tích cực hơn của thị trường Mỹ. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng diễn biến tích cực hơn trong tháng 10. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị xuất khẩu ước tính đạt 32,3 tỷ USD, tăng trưởng 5,9% svck năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng dương tháng thứ 2 liên tiếp và cao nhất kể từ tháng 10 năm 2022 (đã loại bỏ yếu tố Tết Nguyên đán).
Áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu
Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng leo lên mức 24,590 tại ngày 26/10, tăng 4,1% kể từ đầu năm 2023. Các yếu tố rủi ro với tỷ giá: (1) đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt rõ nét trong bối cảnh nguồn cung TPCP Mỹ tăng cao, (2) áp lực lạm phát trong nước quay trở lại trong Q4/23 và (3) nhu cầu nhập khẩu gia tăng trở lại khi sản xuất phục hồi. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng nguồn cung ngoại tệ cải thiện dịp cuối năm có thể giúp hạ nhiệt tỷ giá nhờ (1) thặng dư thương mại cao kỷ lục (10 tháng đạt hơn 24 tỷ USD), (2) cán cân thanh toán chuyển từ thâm hụt trong năm 2022 sang thặng dư trong năm nay (dự báo >3% GDP), (3) FDI và kiều hối diễn biến tích cực, (4) VPB hoàn tất thương vụ bán vốn trị giá 1,5 tỷ USD với SMTC góp phần bổ sung nguồn cung ngoại tệ.
La bàn đầu tư đa kênh tài sản tháng 10: Kỳ vọng dòng tiền sớm quay lại kênh chứng khoán
Thị trường tiền tệ: 
Bình quân lãi suất huy động 12 tháng của các NHTM trong tháng 10 giảm nhẹ 0,2 điểm % so với tháng trước xuống 5,3%, khiến cho khoảng cách giữa tỷ suất thu nhập trên giá (E/P) của VN-INDEX và lãi suất tiền gửi ngân hàng ngày càng được nới rộng
Thị trường TPDN: 
Hoạt động phát hành và hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (TPDNRL) trước hạn có sự chững lại trong tháng 9
Thị trường BĐS: 
Gần 500 dự án bất động sản tại TP.HCM và Hà Nội đã và đang được gỡ vướng mắc về hành chính, pháp lý.
La bàn đầu tư tháng 10: Chờ đợi tín hiệu phục hồi.
Đối với nhà đầu tư ngắn hạn: VN-Index vẫn đang trong xu hướng điều chỉnh, do đó các nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế bắt đáy và chờ đợi các tín hiệu vĩ mô và thị trường tích cực hơn. Chúng tôi kỳ vọng vùng 1.000 điểm (+/- 20 điểm) sẽ là vùng hỗ trợ của thị trường.
Đối với nhà đầu tư trung và dài hạn: Mặc dù rủi ro ngắn hạn của thị trường còn hiện hữu nhưng với mức chiết khấu định giá gần tương đương mức đáy trung hạn thời điểm tháng 11 năm 2022 và đáy COVID-19, chúng tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để các nhà đầu tư trung và dài hạn bắt đầu tích lũy cổ phiếu cho năm 2024. 
Các nhà đầu tư lưu ý: 
(1) Không sử dụng đòn bẩy ký quỹ để giải ngân cổ phiếu trong trung và dài hạn, 
(2) Không đầu tư tập trung một cổ phiếu hoặc một nhóm ngành duy nhất, 
(3) Tránh đầu tư một khoản tiền lớn vào một thời điểm, các nhà đầu tư có thể chia khoản đầu tư dài hạn thành nhiều phần và giải ngân từ từ.

Nguồn: CTCK Vndirect

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Được tạo bởi Blogger.