Tâm lý ghét bỏ (Disliking/hating tendency)
@Ngài Munger: "Trái ngược lại với xu hướng tâm lý yêu thích trên, loài người vốn đã sinh ra để ghét bỏ và thù hẳn ngay từ đầu.
Lịch sử loài người của chúng ta tràn ngập những cuộc chiến tranh của các bộ tộc, tôn giáo, chính trị. Israel và Palestine mâu thuẫn với nhau hàng nghìn năm. Đúng như một câu châm ngôn thông thái nhất mà tôi từng nghe:
"Chính trị là nghệ thuật của các trò tuyên chiến vì thù ghét nhau."
Tâm lý ghét bỏ còn hiện diện ở cấp độ gia đình, nơi mà chính những anh chị em ruột thịt đấu tranh, giành giật tài sản thừa kế và thù ghét nhau qua hàng chục năm.
Cũng tương tự như tâm lý yêu thích quá mức, hậu quả của tâm lý thù hằn là: một, chối bỏ những điểm tích cực và giá trị mà những đối tượng ta ghét bỏ mang lại; hai, ghét những sản phẩm/dịch vụ/con người chỉ vì liên kết trong quá khứ của ta."
@S.A.F.E: Sự phi lí trí đến từ tâm lý thù hằn phổ biến và có thể gây thiệt hại cho kết quả đầu tư của ta vô cùng, nếu ta không biết hạn chế nó.
Chúng tôi từng tận mắt thấy một cổ đông của MWG, thể hiện rõ sự thù hằn với ban lãnh đạo FRT - đối thủ cạnh tranh khi nêu ra một vài điểm yếu/rủi ro của MWG, mặc dù những điều mà họ nói hoàn toàn có lý lẽ. Ở trường hợp khác, chúng tôi thấy một người, chỉ vì sự không ưa thích cảm tính đối với ban lãnh đạo, trở nên ghét bỏ và đánh giá không khách quan các lợi thế cạnh tranh của công ty.
Để tránh bẫy tâm lý này, nhất thiết ta phải chịu khó lắng nghe ý kiến trái chiều: từ những người am hiểu trong ngành, từ đối thủ cạnh tranh và từ chính các khách hàng. Giải pháp cụ thể hơn chúng tôi sẽ nói ở bẫy tâm lý số #5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét