Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2023

THIẾT LẬP LẠI MẶT BẰNG ĐỊNH GIÁ


 Phần 1. Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Những dấu hiệu phục hồi

  • Bán lẻ: Cải thiện, nhưng tốc độ hồi phục chậm lại
  • Sản xuất công nghiệp: Cải thiện
  • Xuất khẩu: Cải thiện
  • FDI: Cải thiện
  • Đầu tư công: Duy trì tăng trưởng
  • Lạm phát: Thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 4,5%
  • Tăng trưởng tín dụng: Tăng chậm
  • Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2024
    • Tăng trưởng GDP: 6.0%−6.5%
    • Lạm phát: 4.0−4.5%
    • Tăng trưởng tín dụng: 15%

Phần 2. Ổn định vĩ mô Việt Nam: Nổ lực duy trì sự ổn định vĩ mô trong bối cảnh thế giới có nhiều biến số cần theo dõi

  • Bối cảnh thế giới: 1) Lạm phát; 2) Nợ; 3) Lãi suất chính sách của Fed và mức lạm phát mục tiêu 2%; 4) Hoạt động kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng tại Mỹ; 5) Ngành bất động sản của Mỹ; 6) Trung Quốc
  • Thế lưỡng nan của NHNN khi không thể cùng lúc duy trì dự trữ ngoại hối và giữ mặt bằng lãi suất điều hành thấp
  • Việt Nam đồng thời đối mặt với áp lực từ việc đáo hạn nợ
  • Liệu nợ xấu đã đạt đỉnh?

Phần 3. Xu hướng thị trường chứng khoán: Thiết lập lại mặt bằng định giá

  • Mặc dù các chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy dấu hiệu có sự cải thiện, chúng tôi vẫn lo ngại về những khó khăn từ bối cảnh thế giới. Theo quan điểm của chúng tôi, rủi ro lớn nhất hiện nay cần theo dõi bao gồm: 1) lãi suất toàn cầu neo ở mức cao trong thời gian dài và ảnh hưởng của nó đối với việc đảo nợ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sức mua; 2) tác động tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc; và 3) Đồng USD mạnh hơn kỳ vọng và áp lực bán ròng từ nhà đầu tư nước ngoài.
  • Thị trường đã bất ngờ trải qua đợt bán tháo hoảng loạn trong tháng 10 (VN-Index: -10,9% MoM) khi các nhà đầu tư quan ngại hơn tác động của các cơn gió ngược bên ngoài đến sự phục hồi kinh tế Việt Nam, cũng như phản ánh một mùa kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng. Đáng chú ý, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ nguyên chiến lược bán ròng của họ (tháng 10: 2,72 nghìn tỷ đồng; lũy kế từ đầu năm: 10,5 nghìn tỷ đồng) trong bối cảnh đồng USD tăng giá và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao. Trong khi đó, các cá nhân trong nước vẫn là nhóm mua ròng (tháng 10: 2,46 nghìn tỷ đồng; lũy kế từ đầu năm: 20,5 nghìn tỷ đồng) trong bối cảnh các ngân hàng trong nước liên tục cắt giảm lãi suất huy động.
  • Sau đợt bán tháo, P/E của VN-Index đã điều chỉnh về mức 13,2x vào cuối tháng 10 từ mức đỉnh 17,3x vào ngày 12/9. Với mức P/E hiện tại của VN-Index, chúng tôi cho rằng định giá thị trường là hiện có phần hấp dẫn so với các thị trường khác trên thế giới (chẳng hạn, P/E của MSCI EM Index: 13,3x).
  • Đối với triển vọng quý 4, chúng tôi hạ kỳ vọng so báo cáo trước đó; tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì triển vọng cho năm 2024 nhờ: 1) xuất khẩu và tiêu dùng nội địa phục hồi; 2) đầu tư công sẽ được tăng tốc trong thời gian tới; 3) các chính sách được hỗ trợ; và 4) việc cắt giảm lãi suất có thể dự kiến của Fed và ECB bắt đầu từ giữa năm 2024 sẽ giảm bớt áp lực mất giá lên tiền đồng và dự trữ ngoại hối, tạo thêm dư địa cho điều hành chính sách tiền tệ.
Nguồn: CTCK Mirae Asset

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Được tạo bởi Blogger.