CHUỖI GIÁ TRỊ HOÀN CHỈNH NGÀNH DẦU KHÍ
Chuỗi giá trị ngành dầu khí gồm 3 khâu chính: (1) Thượng nguồn (thăm dò, khai thác)
(2) Trung nguồn (xử lý khí tự nhiên, vận tải dầu khí) và
(3) Hạ nguồn (lọc hóa dầu, phân phối xăng dầu và khí thấp áp)
Các công ty trong ngành dầu khí Việt Nam tham gia vào tất cả các khâu từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Dầu thô và khí ẩm là nguyên liệu thô được khai thác ngoài khơi đưa về chế biến trong đất liền và đưa đi phân phối đến khách hàng.
2 đặc điểm nổi bật nhất về ngành dầu khí:
- Cạnh tranh thấp vì rào cản gia nhập ngành rất lớn vì la ngành đặc thù có liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia
- Ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động giá dầu thô, mối tương quan cùng chiều
TÓM GỌN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH THÉP
Các doanh nghiệp thuộc ngành thép Việt Nam đều là các doanh nghiệp sản xuất.
Với nguyên liệu đầu vào là quặng thép, than cốc, đã vôi, thép nguyên liệu, qua nhiều quy trình luyện trong lò tạo ra các loại phôi thép phục vụ cho việc sản xuất ra các thành phẩm dùng trong xây dựng, đóng tàu,...: Tôn mạ, ống thép, thép xây dựng
- Từ chuỗi giá trị ngành thép có thể thấy, các doanh nghiệp ngành thép chịu ảnh hưởng bởi giá quặng thép đầu vào và các thông tin liên quan đến giá thép thế giới.
- Trong các doanh nghiệp thép tại Việt Nam, HPG, NKG, HSG là 3 doanh nghiệp nổi bật nhất. Đặc biệt HPG sở hữu chuỗi giá trị hoàn chỉnh nhờ sở hữu nhà máy sản xuất thép Dung Quất có quy mô lớn tại Việt Nam với công nghệ tiên tiến lò cao với công suất cho ra 4 triệu tấn thép/năm.
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH BÁN LẺ
Để đánh giá được vị thế và tiềm năng của các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, NĐT cần đặt doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.
Cùng khám phá chuỗi giá trị ngành bán lẻ và điểm qua các yếu tố cạnh tranh mà một doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt.
Thách thức đối với đối thủ mới gia nhập ngành khá cao:
Đặc điểm của ngành bán lẻ là mua đi bán lại nên không đòi hỏi công nghệ sản xuất, số vốn ban đầu cũng chỉ ở mức trung bình là có thể tham gia vào ngành với khả năng kiếm lợi nhuận lớn
Áp lực từ nhà cung ứng không quá lớn:
Số lượng nhà phân phối sản phẩm rất nhiều và tràn Lan trên thị trường, tính khác biệt hoá giữa các sản phẩm là không quá lớn do vậy các nhà bán lẻ dễ dàng tiếp cận nguồn hàng tốt với giá cạnh tranh, không chịu quá nhiều áp lực từ nhà cung ứng
Áp lực từ khách hàng cao:
Sản phẩm ngành bán lẻ khá tương đồng, chi phí chuyển đổi thấp nên Khách hàng là yếu tố được đánh giá là có tầm ảnh hưởng đến các DN bán lẻ
Áp lực từ sản phẩm thay thế:
Có sự cạnh tranh gắt gao đến từ các phương thức bán hàng khác như order, bán online đa cấp hay mô hình Dropshipping
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành khốc liệt:
Các nhà bán lẻ nước ngoài đang đầu tư ồ ạt vào thị trường Việt Nam vì có tiềm năng lớn. Chi phí chuyển đổi sử dụng sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong ngành thấp, chủ yếu cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp triển khai E-Commerce.
CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁ TRA (THUỶ SẢN)
VN là quốc gia vị thế số 1 trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra. Thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, sau đó là EU và các nước ASEAN.
Trong số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu cá tra, nổi bật có thể kể đến:
+ VHC - vị thế xuất khẩu số 1 trong nước, chuỗi giá trị tương đối hoàn chỉnh, tự chủ 70% NVL đầu vào
+ ANV - nổi bật với chuỗi giá trị khép kín, bền vững. Tự chủ 100% NVL đầu vào
Hiện tại, XK cá tra sụt giảm đến 50% trong tháng 1/2023, những dự báo trước đó cho thấy XK cá tra sang một số thị trường chủ lực trong quý I/2023 sẽ sụt giảm mạnh vì đơn hàng giảm và kết quả năm 2023 khó duy trì được như năm 2022, nhất là Mỹ, EU.
Tuy nhiên, DN cá tra vẫn có thể linh hoạt điều chỉnh thị trường XK vì vẫn có những tín hiệu lạc quan ở một số thị trường hoặc khối thị trường.
Các DN trong mảng XK cá tra vẫn kỳ vọng vào những tín hiệu tích cực trong các tháng tới từ thị trường Trung Quốc sau khi nước này bỏ các quy định kiểm soát, xét nghiệm Covid đối với hàng nhập khẩu.
Bên cạnh thị trường Trung Quốc, các nước ASEAN cũng có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam. Trung Đông cũng được đánh giá là một khu vực kinh tế ổn định trong năm 2022 và 2023 và cũng là thị trường tiêu thụ cá tra tiềm năng.
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH DỆT MAY THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Việc quan trọng đầu tiên cần làm để hiểu được bức tranh ngành nghề chính là nắm được CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH!
Có nhiều cách để xác định được chuỗi giá trị ngành chính xác, gần nhất với thực tế
Dưới đây là tổng quan biểu đồ chuỗi giá trị ngành Dệt May, mời nhà đầu tư cùng tìm hiểu
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH ĐIỆN
Các yếu tố đang tạo nên sức "nóng" cho ngành điện có thể kể đến:
1. Dòng vốn FDI lớn tập trung trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng tiếp tục đầu tư vào Việt Nam là nhân tố chính gia tăng nhu cầu tiêu thu điện. Nhu cầu tiêu thụ điện của nhóm công nghiệp xây dựng chiếm đến hơn 50% sản lượng điện hàng năm
2. Sự phát triển manh mẽ của các dự án điện năng lượng tái tạo.
3. Giá dầu, khí đốt, than cũng là yếu tố mà các nhà đầu tư chọn ngành điện cần quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào của ngành
4. Điều kiện thời tiết, hiện tượng thiên nhiên: La Nina, Elnino,.... ảnh hưởng đến đầu vào nhiệt điện, thuỷ điện
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH PHÂN BÓN VIỆT NAM
Để có thể đánh giá được tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp, trước tiên cần hiểu rõ bối cảnh ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Dưới đây là chuỗi giá trị ngành phân bón Việt Nam. Nhìn vào chuỗi cung ứng có thể chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ngành, đến doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các mã CP ngành phân bón trên thị trường chứng khoán:
VD: Phân Ure tại Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ khí thiên nhiên do công nghệ khai thác than còn kém và chi phí vận chuyển khá cao. Giá khí đốt lại phụ thuộc nhiều vào giá dầu F0 trên thị trường thế giới.
Quan tâm đến các doanh nghiệp ngành phân bón là cần quan tâm đến biến động giá dầu, giá khí thế giới.
Ngoài ra:
- Chi phí vận chuyển
- Giá nông sản
- Tình hình xuất khẩu phân bón các nước đối thủ
- Biển động giá phân đơn trong nước, quốc tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét