Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

Liệu trong tương lai, đô la Mỹ sẽ không còn là đồng tiền dự trữ toàn cầu nữa không? Berkshire đã chuẩn bị thế nào cho khả năng này? Với tư cách là công dân Mỹ, chúng ta làm gì để bảo vệ chính mình trước những gì có khả năng xảy ra, chẳng hạn như sự khởi đầu của quá trình phi đô la hóa (de-dollarization)?

 CỔ ĐÔNG: Chào ông Buffett và ông Munger. Cháu 13 tuổi và đây là Đại hội Cổ đông Berkshire lần thứ 6 của cháu (Vỗ tay). Cháu vinh dự khi đặt câu hỏi cho hai ông ở các lần Đại hội trước.


Như ông đã biết, nợ quốc gia của Mỹ hiện nay khoảng 31 nghìn tỷ USD, chiếm 125% GDP của Mỹ.
Trong khi đó, vài năm qua, FED đã phát tín hiệu rằng họ có ý định kiếm tiền từ khoản nợ bằng cách in hàng nghìn tỷ đô la, ngay cả khi họ khẳng định rằng họ đang chống lạm phát. Trước viễn cảnh đó, các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Saudi Arabia và Brazil đang rời xa đồng đô la.
Câu hỏi của cháu là, liệu trong tương lai, đô la Mỹ sẽ không còn là đồng tiền dự trữ toàn cầu nữa không? Berkshire đã chuẩn bị thế nào cho khả năng này? Với tư cách là công dân Mỹ, chúng ta làm gì để bảo vệ chính mình trước những gì có khả năng xảy ra, chẳng hạn như sự khởi đầu của quá trình phi đô la hóa (de-dollarization)?

WARREN BUFFETT: Ông nghĩ nên mời cháu lên đây để trả lời thay ông một số câu hỏi. (Cười)
Chúng ta là đồng tiền dự trữ. Tôi thấy không có lựa chọn nào để bất kỳ loại tiền tệ nào khác làm đồng tiền dự trữ. Tôi nghĩ không ai hiểu rõ tình hình hơn Jay Powell (chủ tịch FED). Nhưng ông ấy không nắm quyền kiểm soát chính sách tài khóa, thỉnh thoảng ông ấy đưa ra một vài gợi ý.
Không ai biết được tiền giấy có thể đi được bao xa trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát.
Đặc biệt nếu bạn là đồng tiền dự trữ của thế giới thì không ai biết câu trả lời cho điều đó. Và bạn không muốn cố gắng tìm ra thời điểm khi nào vấn đề đó xảy ra, bởi vì khi đó mọi chuyện sẽ kết thúc. Và tôi nghĩ chúng ta nên hết sức cẩn thận.
Chúng ta đều học về học thuyết kinh tế của Keynes và áp dụng trong Thế chiến thứ 2 để mang lại lợi ích cho đất nước, và chúng ta đã làm mọi thứ để ngăn chặn lạm phát trong chiến tranh. Chiến tranh kết thúc 08/1945, tỷ lệ lạm phát ở 01/1946 khoảng 1%.
Và đến cuối năm 1946, lạm phát ở mức 15%. Thật dễ để nước Mỹ làm ra con số nhiều như vậy, nhưng nếu làm quá thì thật là khó để tìm cách khắc phục một khi bạn đã thả thần đèn ra khỏi đèn.
Và mọi người mất niềm tin vào tiền tệ. Họ hành xử theo cách hoàn toàn khác so với trước kia (trước kia nếu gửi tiền vào ngân hàng hoặc tiền cho kế hoạch lương hưu, hoặc bất cứ điều gì, thì họ sẽ nhận được thứ gì đó có sức mua tương đương)
Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Tôi không thể dự đoán được và không ai khác có thể dự đoán được. Nhưng tôi biết điều đó không tốt.
Và Berkshire đã chuẩn bị tốt hơn hầu hết các khoản đầu tư trong giai đoạn đó. Nhưng chúng ta chưa chuẩn bị một cách hoàn hảo vì không có cách nào hoàn hảo.
Và bây giờ đó là một quyết định rất chính trị. Đó là một quyết định của chủ nghĩa bộ lạc ở một mức độ nào đó. Bạn hy vọng vào sự lãnh đạo sẽ làm được điều gì đó. Nước Mỹ là một xã hội đáng kinh ngạc, giàu có. Chúng ta đã có mọi thứ cho chúng ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể in tiền không giới hạn dưới dạng nợ. Và sẽ rất thú vị để xem nó diễn ra như thế nào. Charlie?

CHARLIE MUNGER: Chà, đến một lúc nào đó việc in tiền để mua phiếu bầu cử sẽ phản tác dụng. Chúng tôi không biết chính xác điều đó sẽ xảy ra ở đâu. Và nếu có điều gì đó nguy hiểm và không hiệu quả, bạn nên tránh xa nó. Nếu bạn có một nền văn hóa đặc biệt mạnh mẽ, như Nhật Bản, họ đã làm một số điều kỳ lạ.

WARREN BUFFETT: Nhưng họ không thể là tiền dự trữ được.

CHARLIE MUNGER: Tất nhiên là không. Nhưng Nhật Bản đã mua lại phần lớn nợ quốc gia và hầu hết rất nhiều cổ phiếu và nợ. Họ đã có 30 năm kinh tế trì trệ, nhưng họ sẽ không đi đến địa ngục. Tôi thực sự ngưỡng mộ Nhật Bản. Nhưng tôi không nghĩ chúng ta nên thử bắt chước họ.

WARREN BUFFETT: Họ có một nền văn hóa gắn kết, còn chúng ta thì không, Charlie.
CHARLIE MUNGER: Điều đó hoàn toàn chính xác. Ở Nhật Bản, mọi người đều phải chịu đựng và đương đầu, còn ở Mỹ thì chúng ta phàn nàn. (cười)

WARREN BUFFETT: Bạn phải sẵn sàng trở nên cực kỳ không được ưa chuộng. Ý tôi là Paul Volcker (chủ tịch FED 1979 - 1987), có những chủ tịch FED khác sẽ không làm những gì ông ấy đã làm.
Về cơ bản đó là những gì mọi người đã làm với lạm phát. Bằng cách này hay cách khác, họ nói, “Tôi thấy ổn về điều đó,” và sau đó họ không thực sự nghĩ về hậu quả của hành động của họ là gì. Thật thú vị khi, nếu có 435 người (Hạ viện), bạn chỉ cần là một trong 435 người thay vì trở thành người thực sự chịu trách nhiệm.
Thật điên rồ nếu cứ tiếp tục in tiền. Chúng ta thực sự đến từ nền kinh tế in tiền trong Thế chiến thứ 2, điều đó là bắt buộc. Và chúng ta đã phải hứng chịu lạm phát đáng kể.
Điều đó đang tiến gần đến mức bạn không muốn giữ đô la nữa mà muốn giữ thứ khác. Bạn muốn nắm giữ bất động sản; bạn muốn sở hữu một phần doanh nghiệp. Có rất nhiều điều tốt và cách bảo vệ bạn tốt nhất là khả năng kiếm tiền của chính bạn.
Nếu bạn là bác sĩ giỏi nhất thị trấn, nếu bạn là luật sư giỏi nhất thị trấn, nếu bạn là giáo viên giỏi nhất thị trấn, hoặc thậm chí nếu bạn là người giỏi thứ mười, bạn sẽ kiếm sống tốt. Nền kinh tế đang hiệu quả. Bạn sẽ thành công với tài năng của mình. Nhưng bạn sẽ không thành công bằng cách tích trữ đô la, bạn sẽ thành công bằng cách mang giá trị của bạn đến với cộng đồng. Vì vậy, sự đầu tư tốt nhất luôn là đầu tư vào chính bạn.

CHARLIE MUNGER: Chúng ta có một hoàn cảnh là chúng ta đã học được cách in tiền hàng loạt, và một lượng lớn thanh niên của chúng ta đi thẳng vào quản lý tài sản. (cười)
WARREN BUFFETT: Giống như chúng ta đã làm. (cười)

CHARLIE MUNGER: Như chúng ta đã làm. Vâng, chúng ta là những tấm gương xấu. Tôi đã không nhận ra rằng việc quản lý tài sản lại trở nên lớn mạnh như vậy khi tôi tham gia vào lĩnh vực này. Và tôi muốn xin lỗi vì những gì đã xảy ra. (cười)

WARREN BUFFETT: Dù sao thì anh cũng đã làm tốt. (cười)

(2023 Annual Meeting)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Được tạo bởi Blogger.