Thứ Ba, 12 tháng 3, 2024

Với những thách thức gần đây mà các ngân hàng Mỹ phải đối mặt, quan điểm của ông về ngành Ngân Hàng như thế nào? Ông đánh giá rủi ro và cơ hội của ngành này như thế nào?

 CỔ ĐÔNG: Chào Warren và Charlie. Tôi đến từ Malaysia. Với những thách thức gần đây mà các ngân hàng Mỹ phải đối mặt, quan điểm của ông về ngành Ngân Hàng như thế nào? Ông đánh giá rủi ro và cơ hội của ngành này như thế nào?


WARREN BUFFETT: Tôi đoán sẽ có một số câu hỏi về Ngân Hàng nên tôi quyết định sử dụng ngôn ngữ ngân hàng ở đây để mô tả (cười): Sẵn Sàng Để Bán (AVAILABLE FOR SALE) và (cười) Giữ Đến Đáo Hạn (HELD-TO-MATURITY).
Tình hình hiện tại rất giống với những gì đã từng xảy ra trong ngành ngân hàng, nỗi sợ hãi luôn dễ lây lan.
Lịch sử cho thấy, nỗi sợ hãi đôi khi chính đáng, đôi khi lại không. Cha tôi mất việc vào năm 1931 vì một vụ rút tiền hàng loạt (bank run), có một vụ rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng nhà nước. Người đứng đầu Alamo National Bank nói: “Chúng ta là ngân hàng quốc doanh, không bao giờ bị rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng quốc doanh”.
Tất nhiên, cả hai đều phải đối mặt với cùng một vấn đề. Trước đây nếu bạn thấy mọi người xếp hàng tại ngân hàng, thì phản ứng hợp lý là cùng vào xếp hàng. Chuyện kể rằng Sidney Weinberg của Goldman Sachs, trong vụ rút tiền hàng loạt năm 1907, là nhân viên chạy việc ở Goldman Sachs, đã xin ông chủ cho nghỉ phép một tuần.
Và ông chủ nói: “Chắc chắn rồi, dù sao cũng không có nhiều chuyện xảy ra đâu”. Vì vậy, anh ấy đã xếp hàng, cho dù đó là Công ty Knickerbocker Trust hay bất cứ nơi nào. Khi anh ấy tiến tới đầu hàng, anh ấy bán chỗ của mình trong hàng cho ai đó. Anh ta không có tài khoản ở ngân hàng, nhưng chỗ xếp hàng là tài sản. (cười)
Hệ thống ngân hàng đã thay đổi rất nhiều trong những năm qua. Theo quan điểm của tôi, chúng ta đã làm một điều cực kỳ hợp lý khi thành lập FDIC (Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang). Có tới 2.000 ngân hàng đã phá sản trong một năm sau Thế chiến thứ nhất. Việc rút tiền hàng loạt chỉ là một phần của bức tranh.
Nếu ai đó lo lắng về việc tiền gửi của họ có an toàn hay không, và tất cả họ đều cố gắng rút tiền, thì bạn không thể điều hành nền kinh tế tốt được. Vì vậy, FDIC rất hợp lý.
Và chúng ta thực sự thấy FDIC trả lãi 100 xu trên một đô la cho mỗi người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người rất lo lắng về nhiều thứ đến mức điên rồ. Điều đó không nên xảy ra.
Việc truyền đạt rất là kém. Nó trở kém bởi các chính trị gia, những người đôi khi muốn nó trở nên kém như vậy. Các cơ quan đã làm điều đó kém, và nó cũng kém đối với báo chí.
Không nên có quá nhiều người hiểu lầm về trần nợ công của Mỹ, nó sẽ thay đổi.
Mặc dù tiền gửi được FDIC đền bù tối đa là 250.000 USD, nhưng FDIC cùng chính phủ và công chúng Mỹ sẽ không có lợi ích gì khi ngân hàng phá sản và người dân thực sự bị mất tiền gửi. Silicon Valley Bank đã minh họa điều đó hồi cuối tuần và công chúng vẫn còn bối rối.
Tôi đã đưa ra lời đề nghị khi tôi ở Tokyo, tôi đặt cược 1 triệu USD rằng sẽ không có người gửi tiền ở Mỹ nào bị mất tiền do các vụ phá sản ngân hàng, và tôi chưa nghe thấy ai muốn lấy 1 triệu USD này.
Tôi nghĩ rằng các hoạt động kích khích (incentives) trong quy định của ngân hàng quá lộn xộn, và rất nhiều người muốn làm rối tung lên, thật điên rồ.
Fannie Mae và Freddie Mac đã thực hiện hơn 40% hoạt động kinh doanh thế chấp ở Mỹ. Đó là rất lớn. Hai công ty này được quản lý bởi một nhóm nào đó. Họ có 150 người chịu trách nhiệm để tìm ra xem Freddie và Fannie có làm đúng hay không.
Charlie và tôi đã có thể đã làm được điều đó. Và tôi không chắc họ có cần trợ lý để làm việc đó hay không. Nhưng tất cả các kích khích (incentives) đều sai. Và Freddie và Fannie, vốn vẫn ổn vào tháng 7 và tháng 8 năm 2008, đã bị đưa vào diện bảo quản vào đầu tháng 9.
Và những điều xảy ra sau đó thật không thể tin được. Có những hiệu ứng ở cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4 mà không thể đoán trước được, về việc chúng sẽ như thế nào. Nhưng mọi thứ thay đổi. Và nếu mọi người nghĩ rằng tiền gửi đang gặp khó thì họ đang sống ở một thời đại khác.

WARREN BUFFETT: Nhưng bạn sẽ phải có hình phạt cho những người làm sai. Nếu lấy First Republic Bank làm ví dụ, bạn nhìn vào tờ 10-K của họ và thấy rằng họ đang cung cấp các khoản thế chấp không được chính phủ đảm bảo, với số lượng khổng lồ, với lãi suất cố định, nhiều khi cố định trong 10 năm, trước khi họ chuyển sang thả nổi.
Đó là điên rồ. Nếu đó là lợi thế của ngân hàng, họ sẽ mời anh chàng nào đó đến và nói: “Tôi sẽ tái cấp vốn ở mức 1,5% và sau đó là 1%”, họ sẽ giữ nó trong mười năm. Nếu là bạn thì sẽ không đưa ra những lựa chọn như vậy.
Nhưng đó là điều mà First Republic Bank đang làm, rất rõ ràng. Và thế giới đã phớt lờ nó cho đến khi nó nổ tung. Những người nội bộ đã bán ra cổ phiếu của những ngân hàng này. Ai biết được liệu họ đã có kế hoạch bán từ trước, hay liệu họ đã bắt đầu cảm nhận được điều gì sắp xảy ra.
CEO nào để ngân hàng gặp rắc rối, cả CEO và ban điều hành phải gánh chịu.
Nếu bạn điều hành một ngân hàng và làm hỏng nó, bạn vẫn là một người giàu có, và các câu lạc bộ sẽ không bỏ rơi bạn, và các nhóm từ thiện sẽ không ngừng yêu cầu bạn về lợi ích của họ.
Và thế giới vẫn tiếp tục. Đó không phải là một bài học hay để dạy cho những người đang nắm trong tay hành vi của nền kinh tế. Vì vậy, tôi nghĩ có một số việc cần phải làm nhưng đó không phải là vấn đề khó khăn. Chỉ là chúng ta đã làm hỏng việc truyền đạt thông điệp. Charlie?

CHARLIE MUNGER: Chà, tôi thì quá cổ hủ, nên tôi thích khi các ngân hàng không làm ngân hàng đầu tư. Điều đó khiến tôi trở nên lạc hậu trong thế giới hiện đại.

WARREN BUFFETT: Và đất nước đã quyết định rằng nó đi ngược lợi ích cộng đồng trong một thời gian, và sau đó các ngân hàng muốn quay trở lại làm ngân hàng đầu tư.

CHARLIE MUNGER: Họ đã từng làm vậy. Và tôi không nghĩ một loạt nhân viên ngân hàng, tất cả đều đang cố gắng làm giàu, sẽ làm nên những điều tốt đẹp. Tôi nghĩ một nhân viên ngân hàng nên giống một kỹ sư hơn. Anh ấy thích tránh rắc rối hơn là trở nên giàu có. Chúng ta đang phạm sai lầm lớn khi mọi người tham gia vào ngân hàng thì đều có kế hoạch làm giàu. Đó là sự mâu thuẫn về giá trị.

WARREN BUFFETT: Và chúng ta đã đi đến kết luận đó, tôi không biết khi nào đạo luật Glass-Steagall được thông qua (Đạo luật Glass-Steagall tách ngân hàng thương mại khỏi ngân hàng đầu tư), nhưng sau đó họ muốn quay trở lại. Có bao nhiêu bạn biết, FED được giao trách nhiệm thiết lập các yêu cầu ký quỹ (margin).
Và FED thay đổi yêu cầu ký quỹ rất nhiều lần. Và chuyện gì đã xảy ra vậy? Các ngân hàng đã tìm ra hàng nghìn cách khác nhau để bạn có thể vay với tỷ lệ margin 100%? Thông qua các công cụ phái sinh và mọi thứ, họ đã bóp méo hoàn toàn tất cả các bài học rút ra từ vụ sụp đổ năm 1929.

CHARLIE MUNGER: Hãy tưởng tượng đưa ngân hàng vào giao dịch phái sinh. Những người có đầu óc tỉnh táo có cho phép điều đó không?

WARREN BUFFETT: Vâng. Vì ở đó có nhiều tiền.
CHARLIE MUNGER: Đó là lý do tại sao họ tham gia vào đó.

WARREN BUFFETT: Đó là điều mà Thượng viện đã quyết định vào năm 1931 và 1932. Và sau đó vào cuối những năm 1990, những người rất tử tế, Bob Ruhlman và một số người, họ nói rằng đây là thế giới hiện đại. Và ngân hàng có đủ loại phát minh mới, nhưng nó cần phải có những giá trị cũ.
Người gửi tiền sẽ không bị mất tiền. Các cổ đông và chủ nợ, người nắm giữ công ty, họ sẽ mất tiền.
Và mọi người đã vay bất động sản thương mại nhưng giờ thì không, các khoản vay không được gia hạn, họ nên rời đi. Quá tệ. Đó là một phần của việc vay với tỷ lệ margin 100%, đó là những gì mọi người đang làm với bất động sản thương mại.
Bạn phải có những hình phạt cho những người gây ra vấn đề. Nếu họ chấp nhận những rủi ro mà lẽ ra không nên có, họ cần phải gánh chịu nếu bạn muốn thay đổi cách mọi người cư xử trong tương lai.

(2023 Annual Meeting)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Được tạo bởi Blogger.